Cách trị chứng ho đêm ho khan ở trẻ nhỏ

Thứ sáu - 02/08/2024 09:48
Ban ngày bé chơi rất bình thường, không ho tiếng nào hết nhưng bé thường xuyên ho về đêm, cơn ho kéo dài khoảng 30 phút và ho rất lâu. Dù mẹ đã cho bé đi khám và uống nhiều loại thuốc nhưng vẫn không hết. Đông y Xuân Vinh chia sẻ cho các mẹ cách chữa trị dứt điểm trong bài viết này nhé!
Cách trị chứng ho đêm ho khan ở trẻ nhỏ
Cách trị chứng ho đêm ho khan ở trẻ nhỏ

Tại sao trẻ ho về đêm ?

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu kém, lại chưa biết cách tự bảo vệ cơ thể nên rất dễ bị bệnh. Trong đó, ho - đặc biệt là ho về đêm là phổ biến nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm, bao gồm:

Nhiệt độ thấp, không khí khô, nhiều bụi!

Nhiệt độ ban đêm luôn thấp hơn nhiệt độ ban ngày. Vào thời điểm giao mùa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có thể chênh nhau 10 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cộng với không khí khô vào ban đêm và nhiệt độ máy lạnh thấp chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều về đêm của các bé.
Cach tri ho dom cho be khong phai ai cung biet
Trẻ ho nhiều về đêm do rất nhiều nguyên nhân gây ra 
 

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính. Người mắc bệnh này thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của thời tiết hoặc các chất gây dị ứng. Nếu chẳng may tiếp xúc với một trong số những chất này, phế quản sẽ phù nề, co thắt, tăng tiết dịch nhầy. Người bệnh sẽ cảm thấy khò khè, khó thở, đau tức ngực, ho. Vì thế, nếu trẻ bị ho, đặc biệt ho nhiều ban đêm thì không loại trừ khả năng do bệnh hen suyễn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Mặc dù được đánh giá là nguyên nhân phổ biến, thế nhưng ít ai biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản liên quan như thế nào đến tình trạng trẻ ho về đêm. Theo đó, nếu bé mắc bệnh này thì khi ngủ, luồng khí trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ mang theo axit dịch vị. Lượng axit này tác động đến hệ thần kinh đường khí quản, làm khí quản căng lên và kích thích phản xạ ho.

Làm gì khi trẻ ho nhiều về đêm?

Trẻ ho về đêm sẽ khiến bố mẹ lo lắng, xót xa bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của các bé, mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi thấy bé ho nhiều vào ban đêm.

Meo dan gian tri ho kha tu hoa du du duc ngam mat ong
Kha tử, hoa đu đủ đực là các loại thảo dược trị ho không còn xa lạ gì với chúng ta 
  • Ban ngày, cho bé uống nhiều nước ấm và vệ sinh mũi thường xuyên cho bé. Với bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý ấm và nhỏ nhẹ nhàng vào mũi. Với bé trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể dùng nước muối dạng xịt và xịt trực tiếp vào mũi bé.

  • Nếu dịch mũi bé nhiều, mẹ có thể thực hiện rửa mũi, hút mũi. Tuy nhiên, phải đảm bảo thực hiện thành thạo, đúng kỹ thuật. Nhìn chung, việc làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng. Mũi và họng sẽ không bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Nhờ đó, bé dễ thở và dễ ngủ hơn vào ban đêm.

     

    phuong phap bao che tri ho dai dang tu thao duoc
    Kha tử ngâm mật ong cùng các loại thảo dược khắc tinh đã giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em cho nhiều gia đình 
  • Xoa dầu tràm vào gan bàn chân để giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh. Nếu bé nhỏ, có thể mang tất (vớ) cho bé.

  • Để nhiệt độ máy lạnh phù hợp (không dưới 25 độ C), có thể kết hợp với máy phun sương tạo độ ẩm không khí, giúp bé không bị khô họng.

  • Vệ sinh phòng ngủ, có thể thay chăn, ga, gối, nệm cho giường của bé. Việc này rất quan trọng với những bé bị viêm xoang, hen suyễn, dễ dị ứng.

  • Kê đầu cho bé bằng gối êm, mềm, đảm bảo phần đầu luôn cao hơn phần ngực. Tư thế này sẽ giúp bé dễ thở, đồng thời, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng.

  • Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng trẻ ho về đêm vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, ba mẹ cần đưa bé đi khám.

  • Ho nhiều, ho có đờm đặc, màu vàng lục và mùi hôi.

  • Ho nhiều kèm sốt cao và đổ mồ hôi về chiều.

  • Ho ra máu kèm co giật.

  • Cơn ho kéo dài hơn 1 tuần, 10 ngày.

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, khó nuốt, khó thở.

  • Lúc này, không đơn thuần là do sự thay đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) hay các tác nhân gây dị ứng mà còn là biểu hiện của bệnh hô hấp. Trong đó, viêm phế quản và viêm phổi là nguy hiểm, cần điều trị sớm.

  • Với những bé bị trào ngược dạ dày thực quản, không nên cho bé ăn hoặc uống sữa quá gần giờ đi ngủ. Nếu không, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến bé dễ bị ợ hơi, trào ngược axit, gây kích ứng họng và ho.

    Nguồn: https://medlatec.vn

Mẹo dân gian giúp trị ho khan, ho nhiều về đêm dứt điểm cho bé 


Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinhtrong điều trị nhiều nhất.
 

Cach tri ho nhanh dut diem an toan khong dung khang sinh
Mẹo trị ho dân gian luôn đucợ các chuyên gia và y bác sĩ khuyên dùng trị ho cho trẻ 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1- 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15-16 lá húng chanh và từ 4- 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trị ho dứt điểm ho an toàn cho trẻ nhỏ và bà bầu bằng phương pháp dùng quả kha từ ngâm mật ong


Đây là giải pháp của lương y Nguyễn Xuân Vinh với sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại thảo dược trị ho gồm: Kha tử, Cát cánh, cam thảo, dịch chiết Mạch môn, mật ong rừng…

Thanh phan thao duoc thien nhien tri ho cho tre
Kha tử đặc trị ho Xuan Vinh giải pháp trị ho an toàn từ thảo dược 


Nếu các mẹ thử nhiều cách trên mà trẻ không dứt ho thì đây là giải pháp CAM KẾT DỨT HO NGĂN NGỪA TÁI ĐI TÁI LAI ở trẻ. Chính vì điều này hàng nghìn bà mẹ đã dùng Kha tử đặc trị ho Xuân Vinh cho gia đình mình.  Sản phẩm của đông y gia truyền Xuân Vinh. 

Sản Phẩm Của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Xuân Vinh 

Đ/C: XÓM LIÊN TRƯỜNG- THANH LIÊN – THANH CHƯƠNG - NGHỆ AN
CCHN số: 010107/NA-CCHN
GPHĐ số: 1200/NA-GPHĐ
 

Tác giả: Nguyễn Văn Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi